Giá !important; trị sinh học của các chất dinh dưỡng tan trong dầu như các loại vitamin A, D, E, K phụ thuộc vào khả năng hấp thu chất béo của cơ thể. Tiêu thụ chất béo quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh ở trẻ em và trẻ nhỏ. Hậu quả là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do thiếu năng lượng.
Tuy nhiên, tiêu thụ chất béo quá mức cũng sẽ dẫn đến việc thừa cân - béo phì, có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá.
Trong nhưng năm gà !important;n đây, mức tiêu thụ chất béo trong khẩu phần ăn của người Việt Nam có xu hướng tăng nhanh.
Nhu cầu chất béo có thể điều chỉnh cao lên nhưng khoa học dinh dưỡng chỉ ra rằng cần phải chú ý đến chất lượng của chất béo sử dụng. Thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và cá chứa nhiều loại chất béo khác nhau với chất lượng khác nhau. Cần thiết phải có sự cân bằng các loại thực phẩm trên trong khẩu phần để đảm bảo nhu cầu chất béo đối với cơ thể cả về số lượng và chất lượng.
Việc sử dụng chất béo đúng và đủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể chất ở trẻ em.
Ở trẻ đang bú mẹ, vì từ 40% đến 60 % năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp, nên khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, nhất là khi trẻ cai sữa cần hết sức chú ý ngăn ngừa tình trạng giảm lượng chất béo đột ngột do được bú mẹ ít hơn hoặc không còn được bú sữa mẹ nữa.
Do đó, nhu cầu về mức tiêu thụ chất béo cho trẻ em là rất cao. Theo WHO/FAO năm 2010, có tham khảo nhu cầu của Nhật Bản, Mỹ và khu vực, các chuyên gia của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đưa ra khuyến nghị mức tiêu thụ chất béo ở trẻ em như sau:
- Đối với tất cả trẻ dưới 6 tháng tuổi, năng lượng do chất béo cung cấp là 45-50% năng lượng tổng số.
- Đối với trẻ 6-11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40%
- Đối với trẻ 1-3 tuổi năng lượng do chất béo cung cấp là 35-40%.
Cũng xuất phát từ quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trong bất kể một loại thức ăn thay thế sữa mẹ (sữa công thức) nào trong trường hợp cần thiết phải sử dụng cho trẻ cũng phải đảm bảo 40% năng lượng từ chất béo, tối đa có thể tới 57%.
Với trẻ vừa bú mẹ vừa ăn bổ sung, để đảm bảo chất béo đạt tỷ lệ như khuyến nghị thì lượng chất béo trong thức ăn bổ sung cũng phải đảm bảo như bảng dưới đây theo từng nhóm tuổi.
Độ tuổi |
Nam |
Nữ |
Từ  !important;0 đến 5 tháng tuổi |
Từ  !important;24 đến 37 gam |
Từ  !important;22 đến 33 gam |
Từ  !important;6 đến 8 tháng tuổi |
Từ  !important;22 đến 29 gam |
Từ  !important;20 đến 27 gam |
Từ  !important;9 đến 11 tháng tuổi |
Từ  !important;23 đến 31 gam |
Từ  !important;22 đến 29 gam |
Từ  !important;1 đến 2 tuổi |
Từ  !important;33 đến 44 gam |
Từ  !important;31 đến 41 gam |
Từ  !important;3 đến 5 tuổi |
Từ  !important;44 đến 58 gam |
Từ  !important;41 đến 54 gam |
Từ  !important;6 đến 7 tuổi |
Từ  !important;44 đến 61 gam |
Từ  !important;41 đến 56 gam |
Từ  !important;8 đến 9 tuổi |
Từ  !important;51 đến 71 gam |
Từ  !important;48 đến 67 gam |
Từ  !important;10 đến 11 tuổi |
Từ  !important;57 đến 80 gam |
Từ  !important;55 đến 77 gam |
Từ  !important;12 đến 14 tuổi |
Từ  !important;66 đến 93 gam |
Từ  !important;64 đến 90 gam |
Từ  !important;15 đến 17 tuổi |
Từ  !important;62 đến 78 gam |
Từ  !important;54 đến 68 gam |
Nhu cầu chất bé !important;o khuyến nghị cho trẻ em và trẻ vị thành niên
Cần lưu ý về cơ cấu chất béo trong khẩu phần trẻ em: do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh, rất cần acid arachidonic, một acid béo không no có nhiều trong mỡ động vật, do đó tỷ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%. Ngay cả khi thức ăn bổ sung của trẻ thường được cho thêm thịt, cá, trứng, vốn đã có một lượng nhất định chất béo động vật rồi nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về chất béo cho lứa tuổi này, vì thế vẫn cần phải cho thêm vào khẩu phần của trẻ hoặc là các loại dầu ăn hoặc là mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.