a. Ăn bổ sung hợp lý là gì?
Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam/ăn dặm) là ăn uống thêm ngoài bú sữa mẹ.
Ăn bổ sung hợp lý là gì? Là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt, cá, tôm,... theo đúng độ tuổi, đủ về số lượng, chất lượng, cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.
b. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?
- Như trên đã nói, trong vòng 6 tháng đầu (tức là từ khi trẻ được sinh ra đến 179 ngày) chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp người mẹ thiếu sữa hoặc phải đi làm thì cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng hoặc sữa đậu nành.
- Từ tháng thứ 7 trở đi (tức là từ tròn 180 ngày trở đi), ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác
c. Nguyên tắc ăn bổ sung:
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và nhất thiết phải tập cho trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.
- Số lượng thức ăn và số lần cho ăn tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.
- Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm sạch, tươi và chế biến bảo quản hợp lý.
- Tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển
- Dụng cụ chế biến sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn.
- Cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
- Không nên cho trẻ ăn mì chính.
- Không cho trẻ ăn bánh kẹo/uống nước ngọt trước bữa ăn.
- Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.
- Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh.
- Phải đa dạng hoá trong bữa ăn bổ sung của trẻ, đó chính là phương pháp tô màu bát bột, làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm:
- Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền...).
- Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam.
- Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...
- Trong một ngày, thậm chí trong một bữa ăn trẻ phải được ăn đủ 8 nhóm thực phẩm như đã nêu trên.
Số bữa ăn của trẻ ăn bổ sung hợp lý:
- Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:
- 7 tháng: bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả
- 8 - 9 tháng: bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền.
- 10 - 12 tháng: bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc (15%) + hoa quả nghiền
- Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi, mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa..), nhưng lại thiếu chất bột đường (gạo, mì, khoai, bún, phở) và rau quả.
Ví dụ cụ thể về thực đơn từng ngày cho trẻ em 7-12 tháng tuổi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
Thời gian
|
Thức ăn
|
Hàm lượng
|
6h
|
Bú mẹ và hoặc sữa công thức đúng độ tuổi:
|
150-200ml
|
9h
|
Bột mặn: bột thịt
|
|
Bột gạo: 20g/bữa
|
20g
|
Thịt các loại: 25g/bữa x 1 bữa
|
25g
|
Rau nghiền: 15g/bữa x 2 bữa
|
15g
|
Dầu + Mỡ: 10g/bữa x 2 bữa: 1 thìa cà fee dầu + 1 thìa cà phê mỡ
|
10g
|
Cá và thủy sản: 25g/bữa x 1 bữa
|
25g
|
11h
|
Quả chín: Chuối tiêu hoặc đu đủ
Hoặc hồng xiêm: 1/2 quả
Hoặc xoài:
|
50g
20-50g
50g
|
12h30
|
Bú mẹ và hoặc sữa công thức đúng độ tuổi:
|
150-200ml
|
16h
|
Bột mặn: bột tôm/bột cá
|
|
Bột gạo: 20g/bữa
|
20g
|
Rau nghiền: 15g/bữa
|
15g
|
Quả chín nghiền hoặc nước quả (nước cam, nước ép dưa hấu...):
|
20-50g/ngày
|
Dầu + Mỡ: 10g/bữa x 2 bữa: 1 thìa cà phê dầu + 1 thìa cà phê mỡ
|
10g
|
Cá và thủy sản: 25g/bữa x 1 bữa
|
25g
|
Sữa chua: 1/2 -1 hộp sau bữa ăn
|
|
17h
|
Quả chín nghiền hoặc nước quả (nước cam, nước ép dưa hấu...)
|
20-50g/ngày
|
Từ sau 17h
|
Bú mẹ và hoặc sữa công thức đúng độ tuổi: cho trẻ bú hoặc ăn theo nhu cầu
|
|
Lưu ý: trứng: 3 quả/tuần
|