Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh thường gặp vào thời tiết giao mùa, mùa mưa lạnh, ẩm ướt, hoặc nắng nóng…Viêm họng sẽ trở nên nguy hiểm với trẻ nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Dưới đây là một số thống tin về bệnh viêm họng mà cha mẹ cần biết.
* Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng có thể do virus (thường xảy ra khi cảm cúm hoặc cảm lạnh) hoặc do vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu)
Trẻ bị viêm họng được gọi là nguy hiểm khi nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A.
* Triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị viêm họng
- Triệu chứng nhẹ: Sốt cao từ 39 – 40 độ C trở lên, trẻ biếng bú, bỏ ăn, đau họng, quấy khóc suốt ngày. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ triệu chứng viêm họng với tình trạng nóng sốt khi trẻ mọc răng.
- Triệu chứng nặng: Nổi hạch hai bên hàm, nuốt nước bọt thấy đau, khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng, cổ họng bị sưng, trẻ không thể há miệng và thở khó.
* Điều trị viêm họng ở trẻ
Phần lớn bệnh viêm họng là do vi rút gây ra nên bậc phụ huynh đừng vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Bạn có thể sử dụng một chế phẩm chữa ho, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý… trước khi tìm đến các liều thuốc kháng sinh
Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Uống thuốc đúng liều đúng cách:
Cha mẹ nên tuân thủ việc dùng thuốc cho con nghiêm ngặt vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
Không nên uống thuốc bằng nước hoa quả, nước ngọt, bởi nước trái cây thuộc họ cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh
Trường hợp bệnh của trẻ chưa đến mức dùng thuốc, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám không nên sốt ruột cố mua thuốc cho trẻ uống để nhanh khỏi khi chưa có chỉ định bác sĩ.
* Cách phòng tránh chăm sóc trẻ bị viêm họng
- Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng.
- Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.
- Vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
- Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh
- Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng trẻ nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến trẻ bị viêm họng
- Không nên để trẻ quá nóng. Nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ trẻ quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho trẻ trong thời tiết mùa hè, khiến trẻ dể bị bệnh nặng hơn
- Không nên ngâm trẻ lâu trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) khiến các trẻ mắc bệnh về hô hấp.