Vitamin nhóm B là một trong những loại vitamin rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây là tác dụng của vitamin B và những loại thực phẩm giàu vitamin B bạn nên ăn.
Vitamin B là gì?
- Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được.
- Vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm các vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Các vitamin nhóm B từng được cho là một loại vitamin duy nhất và thường được gọi chung là vitamin B. Vitamin B là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể.
- Vitamin nhóm B thường được chia thành 8 loại vitamin B khác nhau, đó là vitamin B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), vitamin B5 (pantothenic acid), B6 (pyridoxine), B7 (biotin), B9 (folic acid), and B12 (cobalamin).
- Các loại vitamin B này giúp tăng cường nặng lượng, hình thành các tế bào hồng cầu và đảm nhận một số vai trò khác trong cơ thể.
- Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của vitamin B và những thực phẩm giàu vitamin B để có thể bổ sung hàng ngày.
1. Vitamin B1 (Thiamine)
Vitamim B1 có trong các loại ngũ cốc, đậu đen
- Tác dụng Vitamin B1 là giúp cơ thể sử dụng carbohydrate từ thức ăn để tạo năng lượng. Loại vitamin này rất cần thiết cho chức năng não bộ, các cơ, hệ thần kinh cũng như sự phát triển của các tế bào trong cơ thể.
- Dấu hiệu vitamin B1 đó là giảm cân, giảm trí nhớ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, tê phù và một số dấu hiệu tim mạch.
- Một số thực phẩm giàu vitamin B1 bạn nên ăn đó là ngũ cốc, những thực phẩm nguyên hạt như gạo, mỳ, bột mỳ, bánh mỳ, thịt lợn, đậu đen, cá ngừ, con trai.
2. Vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 có trong sữa, các sản phẩm từ sữa
- Vitamin B2 cũng giúp cơ thể có nhiều năng lượng hơn, giúp sản xuất tế bào hồng cầu và cần thiết cho một đôi mắt, hệ thần kinh và làn da khỏe mạnh.
- Nếu thiếu vitamin B2, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh về da, sưng miệng, sưng họng, có lở loét ở miệng, sưng nẻ môi, rụng tóc và nhạy cảm với ánh sáng.
- Thực phẩm giàu vitamin B2 đó là sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc buổi sáng, gan bò, hến, nấm, hạnh nhân và gà.
3. Vitamin B3 (Niacin)
Đậu phộng giàu vitamin B3
- Vitamin B3 giúp enzyme trong cơ thể hoạt động tốt hơn, hỗ trợ các loại vitamin B khác tái tạo, sửa chữa DNA. Ngoài ra, vitamin B3 còn hỗ trợ sản xuất hormone giới tính, hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
- Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B3 đó là gặp vấn đề về tiêu hóa, nhiệt miệng, mệt mỏi, viêm da, trầm cảm, nôn.
- Bạn có thể bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B3 đó là trứng, cá, sữa, gà, thịt bò, đậu phộng.
4. Vitamin B5 (Pantothenic Acid)
Thực phẩm giàu vitamin B5 là bông cải xanh, trứng, sữa, quả bơ...
- Tác dụng vitamin B5 đó là phá vỡ các chất béo, carbohydrate để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể
- Nó cũng giúp tạo ra các hormone giới tính, hormone căng thẳng và hỗ trợ cơ thể sử dụng các loại vitamin khác như riboflavin. Ngoài ra, vitamin B5 cũng giúp sản xuất ra tế bào hồng cầu và cholesterol.
- Dấu hiệu thiếu vitamin B5 đó là nóng bàn chân, trầm cảm, mệt mỏi, mất ngủ, cáu gắt, đau dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp trên và nôn.
- Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin B5 đó là thịt, quả bơ, bông cải xanh, trứng, sữa, nấm, thịt gia cầm, khoai tây và các loại đậu.
5. Vitamin B6 (Pyridoxine)
Đậu xanh giàu vitamin B6
- Vitamin B6 hỗ trợ cơ thể sử dụng và dự trữ protein, carbohydrate từ thực phẩm. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ hình thành hemoglobin, một hợp chất trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy qua máu.
- Nó còn hỗ trợ hình thành chất dẫn truyền thần kinh, các hormone ảnh hưởng đến tâm trạng, điều hòa đồng hồ sinh học. Loại vitamin này còn tăng cường miễn dịch và sự phát triển của não bộ.
- Dấu hiệu thiếu vitamin B6 đó là trầm cảm, khó tập trung, cáu gắt, yếu cơ, hồi hộp, mất trí nhớ tạm thời.
- Thực phẩm giàu vitamin B6 bạn có thể ăn đó là đậu xanh, gan bò, cá ngừ, cá hồi, ức gà, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả (trừ các loại cam quýt) và thịt bò.
6. Vitamin B7 (Biotin)
Bạn có thể bổ sung vitamin B7 trong lòng đỏ trứng gà
- Vitamin B7 giúp chuyển hóa chất béo, carbohydate và protein thành năng lượng. Nó cũng rất cần thiết trong việc tạo ra axit béo, tốt cho xương và tóc
- Dấu hiệu thiếu vitamin B7 đó là rụng tóc, nổi mẩn quanh mắt, mũi, miệng, khô mắt, móng tay dễ gãy, đau cơ.
- Một số loại thực phẩm giàu vitamin B7 đó là gan bò, lòng đỏ trứng gà, mầm lúa mì, thịt lợn, thịt bò, hạt hướng dương, khoai lang, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cá mòi, bông cải xanh.
7. Vitamin B9 (Folic Acid)
Bạn có thể ăn bơ để bổ sung axit folic
- Tác dụng vitamin B9 là giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, tạo ra và duy trì DNA, giảm nguy cơ dị thần kinh và cột sống ở thai nhi.
- Dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu folic axit đó là tiêu chảy, hay quên, viêm nướu, ăn không ngon miệng, hay cáu gắt, viêm lưỡi, chậm lớn.
- Những thực phẩm giàu axit folic đó là rau bina, gan bò, bông cải xanh, đậu, măng tây, cam, đậu phộng, quả bơ, rau xanh, ngũ cốc và cá hồi.
8. Vitamin B12 (Cobalamin)
Vitamin B12 có trong gan bò
- Tác dụng vitamin B12 giúp hệ thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó cũng rất cần cho sự hình thành tế bào hồng cầu và DNA cũng như sự trao đổi chất protein.
- Dấu hiệu thiếu vitamin B12 đó là mệt mỏi, yếu ớt, táo bón, ăn không ngon, giảm cân, thiếu máu, tê ngón tay, ngón chân, tổn thương thần kinh.
- Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin B12 đó là gan động vật, động vật có vỏ, gà, cá, trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa và ngũ cốc.
Lưu ý khi bổ sung vitamin B
Chúng ta không nên tự ý bổ sung các loại vitamin B khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Mặc dù vitamin nhóm B có thể hòa tan trong nước và không tồn tại quá lâu trong cơ thể nhưng việc tự ý uống các loại thực phẩm bổ sung vitamin B có thể gây hại cho cơ thể.
- Ví dụ như bổ sung quá nhiều vitamin B3 có thể làm tăng nồng độ đường huyết, nhiều vitamin B6, vitamim B9, B12 có thể hại thận…
- Vì thế, tốt nhất là chúng ta nên bổ sung các loại vitamin B qua thực phẩm. Còn nếu muốn bổ sung qua đường uống, chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ.