1. Chuẩn bị một môi trường cung cấp những cơ hội để làm giàu ngôn ngữ
Hãy đi chơi ở ngoài để làm giàu vốn từ cho bé: sở thú, công viên, sân chơi, nhà hàng xóm, chỗ rửa xe, siêu thị, thư viện, v.v. Dọc đường đi, hãy chỉ một biển báo ngừng đi, một điểm băng qua đường bộ, một cây sồi, một cây bồ công anh, một xe tải, một lề đường v.v.
2. Kết nối con bạn với nhiều cơ hội để làm giàu ngôn ngữ
Hỏi những câu hỏi mở để khởi đầu cho một cuộc trò chuyện, như “Con bị té khỏi ván trượt như thế nào?” “Tại sao ông nội vui quá vậy?”. Những câu hỏi cái gì, khi nào, và ở đâu giúp bé học cách đặt câu hỏi và cách tham gia vào một cuộc trò chuyện dài.
Đừng ngại sử dụng những ngôn ngữ chuyên biệt, có thể liên quan đến sở thích hay nghề nghiệp của bạn. Ngôn ngữ của ngành sinh học, âm nhạc, nghệ thuật, toán, và sức khỏe, thường có sức cuốn hút đối với bé. Một khi bé biết được phân loại về “Loài chim”, ví dụ, bé có thể thích thú những từ chuyên biệt như “chim hải âu/mòng”, “chim hét”, “chim sẻ”
Hãy kể những câu chuyện từ thực tế cuộc sống, không chỉ từ sách vở. Một câu chuyện đơn giản trước giờ đi ngủ như là kiểm lại những sự kiện xảy ra trong ngày. Con bạn sẽ thích những chi tiết. “Con thức dậy, thay quần áo với cái quần tây màu xanh lá cây và cái áo sơ mi có hình khủng long, đánh răng của con, và…”
Khuyến khích con bạn kể những câu chuyện. “Khi con ở biển con thích chạy thật xa khỏi những con sóng. Đỉnh của những con sóng là những bọt trắng xóa. Con có nhớ điều gì xảy ra tiếp theo không?”. Bạn có thể sử dụng hình chụp để giúp bé kể những câu chuyện có thực này và gợi ý cho câu chuyện của con.
3. Hãy dành thời gian để trò chuyện
Từ 2 đến 3 tuổi, con của bạn đã sẵn sàng để đi ra khỏi ngôi nhà. Hãy dành thời gian để đi chơi ra ngoài, sang nhà hàng xóm cũng như có những trải nghiệm tiếp xúc xã hội. Khi bé trở nên thoải mái để tự diễn đạt, bé sẽ có khả năng kéo dài câu chuyện. Bé sẽ học cách yêu cầu những gì bé muốn và tự tin khi gặp một người lạ. Những sở thích đặc biệt sẽ xuất hiện, như là đam mê đạp xe đạp, trái cây, chim, hay hoa. Con cái chúng ta chịu ảnh hưởng những sở thích của chúng ta, và khi chúng ta lắng nghe những nhu cầu của con, đó sẽ là cơ hội để chúng ta trưởng thành và dành thời gian để học thêm về những ngôn ngữ đặc biệt của những sở thích của con.thiểu những âm thanh của ti vi hay những nền âm thanh ồn ào từ radio, máy vi tính và điện thoại.
4. Hãy nối kết con với ngôn ngữ bằng cách trò chuyện và lắng nghe đáp ứng của con
Ngay khi bạn đang làm những công việc hàng ngày, hãy nói với con thật rõ ràng và trực tiếp về những điều mà bạn đang làm. Điều này giúp bé kết nối ngôn ngữ với những kinh nghiệm mà bé trải qua hàng ngày. Khi bé có thể thấy cách bạn cử động đôi môi để tạo ra âm thanh và từ ngữ, việc chuẩn bị đôi má, đôi môi, miệng, và cổ họng từ bên trong người bé, để tạo ra những âm thanh mà bé đang nghe được.
Hãy trò chuyện với đứa con đang bập bẹ của bạn bằng cách trả lời giống như thể bé đang thực sự nói chuyện với bạn. Khi bạn lắng nghe và đáp lại những âm thanh của con, bạn đang làm mẫu cách trò chuyện và điều này khuyến khích bé tiếp tục tập tạo ra âm thanh. Nếu cha mẹ không đáp lại những tiếng bập bẹ của con, dần dần bé sẽ ngưng cố gắng trò chuyện.
5. Tìm thời gian để chuyện trò
Không cần phải quá cố gắng để tìm thời gian trò chuyện với con và lắng nghe đáp ứng của bé. Bạn ở cùng với bé gần như cả ngày và bạn chỉ cần mô tả tất cả những việc mà bạn đang làm như là thay quần áo cho con, chuẩn bị thức ăn cho bé hay đi siêu thị. Sự trao đổi qua lại giữa bạn và bé từ những việc nhỏ nhặt như vậy sẽ làm tăng khả năng giao tiếp cho trẻ là rất lớn.