Mẹ Việt Nam dạy con kỹ năng sống qua những hoạt động thực tế
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một dịp lễ lớn, gắn liền với những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, các bà mẹ Việt Nam luôn dành phần lớn thời gian của mình để chuẩn bị Tết và hơn cả là dạy con các kỹ năng sống, phong tục tập quán của người Việt Nam mỗi dịp Tết.
Tại Việt Nam, các mẹ đưa con đi chợ Tết để sắm sửa đồ đạc, thực phẩm cho ngày Tết. Cùng mẹ khám phá những gian chợ Tết, dạo chơi chợ hoa Tết… sẽ giúp thế giới quan của các con mở rộng hơn, trau dồi hiểu biết về nét đẹp văn hóa ngày Tết của dân tộc. Ngoài ra, khi mua đồ Tết, các mẹ Việt cũng thường hướng dẫn các con cách chọn đồ thực phẩm để con có thể tự lập cho cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, để rèn kỹ năng sống tự lập cho con, mẹ Việt Nam thường mời gọi con tham gia dọn dẹp, tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa trước thềm năm mới. Người lớn sẽ hướng dẫn các con những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi như lau bàn, quét nhà, quét sơn tường… và hỗ trợ con khi con cần. Không khí làm việc teamwork trong gia đình càng đánh thức sự chủ động, tinh thần hợp tác linh hoạt ở trẻ mầm non.
Đặc biệt, nhiều bà mẹ Việt Nam còn cho phép con cùng tham gia gói bánh chưng – một món bánh truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Thông qua hoạt động gói bánh chưng cùng nhau, ba mẹ có thể nói cho trẻ nghe nét đẹp văn hóa của cha ông thông qua tục gói bánh chưng để con biết gìn giữ và thêm yêu quốc hồn quốc túy dân tộc.
Ngoài ra, trẻ Việt Nam cũng được cùng ba mẹ lên kế hoạch cho các hoạt động ngày Tết của mình và gia đình. Các con có cơ hội nói ra những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân và được ba mẹ dạy cho một số kỹ năng sống về giao tiếp lịch sự, nhã nhặn ngày Tết.
Thông qua những hoạt động cơ bản nêu trên, các bà mẹ Việt Nam đã thành công trong việc trang bị một số kỹ năng sống ngày Tết cho con.
Mẹ Nhật dạy con kỹ năng sống thông qua các bài học trải nghiệm truyền thống
Tết truyền thống Oshougatsu là một trong những lễ lớn của đất nước Nhật Bản, được tổ chức vào tháng 1 hàng năm như một dịp để nghênh đón vị thần Toshigamisama (Thần Năm Mới).
Trong dịp này, các mẹ Nhật không chỉ dạy con các bài học đạo đức về lễ nghi kính trên nhường dưới, chúc Tết mọi người, cư xử lịch sự, nhã nhặn… mà còn dạy con kỹ năng sống tự lập thông qua các trải nghiệm truyền thống. Mẹ Nhật mời gọi con tham gia vào các hoạt động chung của gia đình như chuẩn bị món ăn ngày Tết, cùng làm đồ chơi ngày Tết… và nói cho con biết ý nghĩa những món ăn hay đồ chơi này.
Vào dịp Tết, trẻ em Nhật Bản thường cùng bà và mẹ làm bánh dầy Ozoni – một món ăn truyền thống của người Nhật Bản, tượng trưng cho mong muốn nhận được nhiều quà của các vị thần. Mẹ sẽ chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng và hướng dẫn con thực hiện từng công đoạn. Vừa làm, các bà mẹ vừa giải thích cho con về giá trị văn hóa của từng chiếc bánh dầy Ozoni và ý nghĩa của nghi lễ làm bánh đối với người Nhật Bản trong dịp đầu năm mới.
Ngoài dịp Tết truyền thống, vào ngày 3 tháng 3 dương lịch hàng năm, tại Nhật Bản còn có lễ hội Hina Matsuri – “Tết con gái” để cầu chúc, sức khỏe và may mắn cho các bé gái trong gia đình. Trong dịp này, thay vì mua ít nhất 15 búp bê đắt đỏ, các mẹ Nhật thường cùng với các bé gái làm búp bê Hina bằng giấy màu. Cách làm này của mẹ Nhật vừa không làm giảm đi các giá trị truyền thống của lễ hội, vừa giúp các con học cách tiết kiệm và rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
Đặc biệt, trong dịp Tết con gái, các bà mẹ cũng cho phép con tự ý trang trí nhà cửa, tự chuẩn bị bánh kẹo truyền thống để mời bạn bè đến nhà tham quan và thưởng thức. Điều này giúp bé phát triển các kỹ năng sống về sự tự lập, chủ động trong cuộc sống.
Giáo dục trẻ gìn giữ tốt đẹp của dân tộc theo các các bà mẹ Trung Quốc
Đối với người Trung Quốc, việc giáo dục cho con về ngày Tết cổ truyền và giáo dục kỹ năng sống luôn được các mẹ quan tâm hàng đầu với mong muốn con sẽ tiếp tục gìn giữ những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Trong những ngày cận Tết, người Trung Quốc thường tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để xua đuổi những điều không may trong năm cũ. Vì vậy, các con thường xuyên được tham gia dọn dẹp nhà cửa cùng ba mẹ. Công việc đơn giản này không chỉ dạy con phong tục của đất nước mà còn giúp con học được kỹ năng sống tự lập, tự giác, biết gọn gàng, ngăn nắp và yêu lao động.
Ngoài ra, người Trung Quốc cũng có thói quen trang hoàng nhà cửa bằng những đồ vật màu đỏ như đèn lồng đỏ, câu đối đỏ, đốt pháo đỏ… để cầu chúc một năm mới bình an cho cả gia đình. Mẹ Trung Quốc sẽ cho phép con tham gia các hoạt động này và hướng dẫn con làm những đồ vật ngày Tết như đèn lồng, quạt giấy hay viết câu đối…
Bằng cách này, mẹ Trung Quốc đã bồi dưỡng lòng yêu và sự quý trọng những giá trị văn hóa của đất nước cho mỗi bạn nhỏ.
Mẹ Hàn Quốc chú trọng dạy con những phong tục Tết truyền thống trong gia đình hiện đại
Ở Hàn Quốc, Tết âm lịch hay Seollal là Tết truyền thống quan trọng nhất, gồm 3 ngày: ngày 30 Tết, ngày mồng 1, mồng 2 Tết. Đây là khoảng thời gian đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới; đồng thời cũng là thời khắc để mọi người trong gia đình tưởng nhớ tổ tiên và quân quần bên nhau, cùng chào năm mới.
Đó là lý do các mẹ Hàn Quốc thường tận dụng thời gian Tết đến để dạy con kỹ năng sống về những phong tục Tết truyền thống còn duy trì trong gia đình hiện đại. Các con được mẹ nói về các nghi lễ mà mình phải thực hiện như, cách chắp tay và cúi đầu khi thực hiện nghi lễ, sự khác biệt giữa cách bái lạy của con gái và con trai…
Ngay cả kỹ năng sống đơn giản như tự thắt nơ áo Hanbok cũng được các mẹ Hàn Quốc dặn dò và hướng dẫn con kỹ lưỡng.
Trẻ cũng thường được mẹ dạy chơi các trò chơi dân gian của người Hàn Quốc như kéo co, thả diều, bập bênh hay yut-nori (một trò chơi trên ván gỗ và rung gậy) để con có thể cùng anh chị em, bạn bè vui chơi dịp Tết truyền thống.
Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho ba mẹ để dạy con thêm về kỹ năng sống trong dịp Tết truyền thống 2020.